Lễ ký kết hợp tác giữa VFF với Liên đoàn bóng đá Nhật Bản (Ảnh: JFA).
Trên cơ sở bản ghi nhớ hợp tác giữa VFF và La Liga, VFF phối hợp với La Liga tổ chức thành công Hội thảo bóng đá trẻ dành cho các Huấn luyện viên (HLV) đang làm công tác đào tạo trẻ thuộc các Câu lạc bộ (CLB) Việt Nam từ ngày 10/1 đến 12/1 tại Hà Nội. Hội thảo đã nhận được sự đánh giá cao của các chuyên gia La Liga cũng như phản hồi tích cực của các học viên.
Năm 2024, VFF đã ký kết gia hạn Thỏa thuận hợp tác (đến năm 2027) với Liên đoàn bóng đá Nhật Bản ngày 18/9 với những mục tiêu cụ thể và chiến lược phát triển rõ ràng qua đó tạo điều kiện thuận lợi để hai Liên đoàn thắt chặt mối quan hệ và đạt được những mục tiêu trong tương lai… Liên quan đến hợp tác phát triển bóng đá giữa hai quốc gia, ở cấp CLB, đại diện Urawa Red Diamonds (Nhật Bản) đã làm việc với lãnh đạo VFF để bàn về kế hoạch hợp tác trong tương lai.
Trong năm 2024, VFF đã tổ chức thành công: các trận đấu vòng loại thứ hai FIFA World Cup 2026 trong tháng 3 và tháng 64; giải giao hữu Futsal quốc tế 2024 với sự tham dự của 4 đội tuyển Futsal (Việt Nam, New Zealand, Maroc và Iran); các sự kiện quan trọng của AFF đăng cai tại Việt Nam (Lễ bốc thăm Giải AFF Clubs Championship 2024-2025 và Giải vô địch AFF Mitsubishi Electric Cup 2024, Cuộc họp Hội đồng AFF diễn ra trong tháng 5/2024); Giải giao hữu quốc tế2024 với sự tham dự của hai đội khách: Đội tuyển Nga và Thái Lan; Vòng loại U20 châu Á 2025 tại Hải Phòng, trận đấu giao hữu quốc tế giữa đội tuyển Việt Nam và Ấn Độ tại Nam Định…
Với những thành tích của Bóng đá Nữ Việt Nam, AFC thông báo Việt Nam nằm trong danh sách 8 Liên đoàn quốc gia có suất trực tiếp tham dự giải vô địch CLB bóng đá Nữ châu Á - AFC Women's Champion League 2024 từ ngày 6 đến 12/10/2024. CLB Nữ TPHCM đại diện Việt Nam tham dự Giải đấu và giành quyền vào vòng tứ kết.
Ngoài ra, VFF cũng cử đại diện tham dự các Hội thảo về chuyên môn của FIFA, AFC nhằm nâng cao kỹ năng cũng như năng lực chuyên môn của cán bộ, đội ngũ chuyên gia/huấn luyện viên đóng góp vào sự phát triển chung của Bóng đá.
Đội tuyển Việt Nam được cọ xát, thi đấu giao hữu với Nga hồi tháng 9 (Ảnh: Mạnh Quân).
Với những nỗ lực và thành tích nổi bật trong năm 2023/24, VFF đã tiếp tục khẳng định vai trò và vị thế của mình trong khu vực và châu lục, đồng thời tiếp tục đóng góp tích cực vào sự phát triển của bóng đá Việt Nam và quốc tế. Các cán bộ VFF tiếp tục chứng tỏ được năng lực chuyên môn tốt khi được FIFA, AFC, AFF tín nhiệm bổ nhiệm điều hành các giải đấu, trận đấu trong 09 tháng đầu năm 2024.
Đặc biệt, các lãnh đạo và cán bộ của VFF cũng nhận được sự tín nhiệm cao ở các vị trí quan trọng trong bộ máy AFC. Cụ thể: Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn đảm nhiệm vị trí Ủy viên Thường vụ AFC, Trưởng ban thi đấu AFC nhiệm kỳ 2023-2027, Ủy viên Ban tổ chức AFC Asian Cup nhiệm kỳ 2023-2027, Trưởng ban thi đấu AFF nhiệm kỳ 2022-2026 và Ủy viên Ban tài chính AFF. Phó chủ tịch LĐBĐVN Trần Anh Tú tiếp tục giữ vị trí Ủy viên Ban Futsal và bóng đá bãi biển AFC nhiệm kỳ 2023-2027.
Phó Tổng thư ký VFF Nguyễn Thanh Hà giữ vị trí Ủy viên Ban Bóng đá Nữ AFC nhiệm kỳ 2023-2027 và Ủy viên Ban Bóng đá Nữ AFF. Ngoài ra, các thành viên khác thuộc LĐBĐVN cũng được tín nhiệm vào vị trí Ủy viên các Ban chức năng AFC như ông Nguyễn Văn Phú - Ban y học AFC và ông Mai Anh Hoàng - Ban phát triển AFC cho nhiệm kỳ 2023-2027. Ông Nguyễn Minh Ngọc - Tổng giám đốc Công ty VPF cũng được AFC bổ nhiệm vào vị trí Ủy viên Ban bóng đá chuyên nghiệp AFC.
Dựa trên những hỗ trợ quý báu từ FIFA, AFC, AFF cũng như ý thức được tầm quan trọng của các mối quan hệ hợp tác với các Liên đoàn bóng đá, công tác quan hệ quốc tế sẽ tiếp tục được chú trọng và triển khai hiệu quả hơn nữa trong năm 2025 nhằm thực hiện các mục tiêu chung của chiến lược phát triển bóng đá.
" alt=""/>Nâng tầm vị thế của bóng đá Việt Nam với các Liên đoàn thế giớiHLV Jose Mourinho từng làm việc cùng Ronaldo ở Real Madrid (Ảnh: Getty).
Giám đốc thể thao của Fenerbahce, Mario Branco cũng là người Bồ Đào Nha và ông thường xuyên giữ liên lạc với Ronaldo. Vị giám đốc này cũng ngỏ ý muốn chiêu mộ ngôi sao 39 tuổi và đang bắt đầu đàm phán với Al Nassr. Người hâm mộ Fenerbahce cũng phát động chiến dịch truyền thông có tên "Hãy đến với Fenerbahce".
Ronaldo từng có khoảng thời gian 3 năm từ 2010-2013 thi đấu dưới thời HLV Mourinho ở Real Madrid. Thời điểm đó, siêu sao người Bồ Đào Nha ghi 168 bàn và kiến tạo 49 bàn sau 164 lần ra sân.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa hai thầy trò về sau không tốt đẹp bởi những cuộc cãi vã nảy lửa trong phòng thay đồ ở mùa giải 2012-2013 khiến HLV Mourinho phải rời Real Madrid.
Chia sẻ với báo chí Tây Ban Nha vào tháng 6/2013, HLV Mourinho cho rằng Ronaldo là một người cao ngạo và thường xuyên không nghe lời HLV. Chính điều này đã khiến mâu thuẫn giữa ông bà CR7 nổ ra lúc đó.
HLV Mourinho cho rằng Ronaldo không nghe lời ông khi cả 2 còn ở Real Madrid (Ảnh: ANFC).
Mourinho bắt đầu dẫn dắt Fenerbahce từ tháng 6 và có tổng cộng 19 trận ra sân cùng đội bóng Thổ Nhĩ Kỳ, thua 3, hòa 5, thắng 9, đạt tỷ lệ thắng 57,89%.
Fenerbahce hiện đứng thứ 2 tại giải Vô địch quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ với 26 điểm, kém Galatasaray 5 điểm. Tại Europa League, Fenerbahce đứng thứ 21 với 5 điểm qua 5 trận - vị trí phải đá play-off để giành vé vào vòng 1/8.
Ronaldo đang gặp vấn đề lớn tại Al Nassr khi siêu sao người Bồ Đào Nha chưa thể giành danh hiệu tập thể chính thức nào kể từ khi anh gia nhập đội bóng vào tháng 12/2022. Tiền đạo người Bồ Đào Nha có 71 bàn và 18 kiến tạo qua 85 trận và đang hưởng mức lương cao nhất thế giới với 75 triệu USD mỗi năm.
Nếu ngôi sao 39 tuổi tiếp tục gia hạn hợp đồng với đội bóng của Saudi Arabia thì mức lương của anh có thể lên đến hàng trăm triệu USD mỗi năm. Tuy nhiên nếu đoàn quân HLV Mourinho đủ điều kiện tham dự Champions League mùa sau thì đó sẽ là sức hút rất lớn với Ronaldo.
" alt=""/>HLV Mourinho đàm phán mời Ronaldo gia nhập FenerbahceĐiền kinh vào cuộc, đoàn Mỹ có thêm HCV (Ảnh: Getty).
Đêm qua (3/8) và rạng sáng nay (4/8), đoàn Mỹ giành thêm một HCV ở nội dung ném tạ nam trong môn điền kinh (Ryan Crouser, 22m90) và 2 HCV trong môn bơi, gồm HCV nội dung 800m bơi tự do nữ (Katie Ledecky, 8 phút 11 giây 04) và bơi tiếp sức 4x100m hỗn hợp nam nữ.
Tuy nhiên, đoàn Mỹ cũng mất HCV đầy đáng tiếc ở nội dung chạy tiếp sức 4x400m hỗn hợp nam nữ, chạy 100m nữ trong môn điền kinh và nội dung 4x200m bơi tự do nữ trong môn bơi.
Ngược lại, Trung Quốc cũng suýt thắng các VĐV Mỹ ở nội dung bơi tiếp sức 4x100m hỗn hợp nam nữ. Điều đó cho thấy hai đoàn thể thao mạnh nhất thế giới đang so kè từng chút một ở Olympic Paris 2024.
Cho đến thời điểm này, đoàn Trung Quốc có thể tự hào rằng họ đang có số HCV trong môn điền kinh ngang với đoàn Mỹ (mỗi bên hiện có một HCV). HCV điền kinh của Trung Quốc xuất hiện ở nội dung đi bộ 20km nữ (thuộc về Yang Jiayu, 1 giờ 25 phút 54 giây).
Các VĐV Trung Quốc tiến bộ vượt bậc trong môn bơi (Ảnh: Reuters).
Đoàn thể thao Trung Quốc có thể tự hào rằng họ đã có HCV ở 2 môn quan trọng nhất, được đánh giá cao nhất tại các kỳ Olympic gồm điền kinh và bơi, xóa bỏ hoàn toàn quan điểm cho rằng thể thao Trung Quốc không thể tấn công vào các môn thi đấu này, ở nhiều kỳ Thế vận hội trước đây.
Thể thao Trung Quốc tấn công thẳng vào thế mạnh của Mỹ và ngược lại
Chưa bao giờ bơi Trung Quốc giành được nhiều huy chương các loại như tại Olympic Paris.
Cho đến trước ngày thi đấu cuối cùng của môn bơi, diễn ra đêm nay (4/8) và rạng sáng mai (5/8, môn bơi thực chất còn có thêm cự ly marathon diễn ra trong các ngày 8 và 9/8, nhưng các cự ly marathon không được đánh giá là nội dung hấp dẫn trong môn bơi), Trung Quốc đã có một HCV, 3 huy chương bạc (HCB) và 5 huy chương đồng (HCĐ).
Katie Ledecky giúp Mỹ tăng tốc trong môn bơi (Ảnh: Getty).
Đây là chi tiết cho thấy Trung Quốc đang phát triển toàn diện môn bơi, chứ huy chương của họ không đến từ sự khởi sắc nhất thời.
Riêng ở môn điền kinh, tại Olympic Tokyo 2020, Trung Quốc giành đến 6 huy chương các loại, gồm 2 HCV, 2 HCB và 2 HCĐ. Các HCV của Trung Quốc tại Tokyo cách đây 3 năm (Olympic 2020 diễn ra năm 2021) ở các nội dung ném tạ nữ và phóng lao nữ.
Về lý thuyết Trung Quốc vẫn có khả năng thắng các nội dung này trong năm nay, tiếp tục tấn công vào thế mạnh của đoàn Mỹ.
Ngược lại, Mỹ hiện quá mạnh trong môn thể dục dụng cụ (TDDC), môn được xem là thế mạnh truyền thống của Trung Quốc suốt nhiều thập kỷ qua. Đoàn Mỹ tạm dẫn đầu ở môn này với thành tích 3 HCV, 4 HCĐ, trong khi Trung Quốc chưa giành HCV nào (họ chỉ mới có 3 HCB và 2 HCĐ).
Trung Quốc vẫn cố gắng giữ vị trí số một ở các môn lâu nay họ rất mạnh như bóng bàn (Ảnh: Reuters).
Điều đó cho thấy đôi bên đang tấn công qua lại vào các môn thế mạnh của đối thủ, nhằm mục đích ngăn đối thủ tăng tốc ở các môn này.
Từ đây đến cuối đại hội, 2 cường quốc thể thao hàng đầu thế giới sẽ tiếp tục so kè nhau từng HCV một. Đoàn Mỹ sẽ cố gắng bứt phá ở các môn điền kinh, bơi, quyền anh, bóng rổ, bóng đá nữ, golf...
Còn về phía đoàn Trung Quốc, bóng bàn, thể dục nghệ thuật, nhảy cầu, bắn súng, bơi nghệ thuật sẽ là các môn mà họ cố gắng giành HCV. Song song đó, đôi bên sẽ tiếp tục tấn công thẳng vào những lĩnh vực mà đối thủ mạnh nhất.
Nhờ việc các VĐV Trung Quốc mạnh lên ở các môn thế mạnh của Mỹ và các VĐV Mỹ lột xác hẳn trong các môn vốn là thế mạnh của Trung Quốc, giúp cho cuộc đua của các đoàn thể thao Mỹ và Trung Quốc hấp dẫn chưa từng có trong lịch sử các kỳ Olympic.
Bảng xếp hạng huy chương Olympic Paris 2024 tính đến 16h00 ngày 4/8 (Ảnh: Wiki).